Thanh tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

         Thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng công tác thanh tra, xử lý vi phạm hành chính tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế đưa sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm đến tay người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.  
         Ngay từ đầu năm 2021, dưới sự theo dõi, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản (Chi cục) xây dựng và triển khai các cuộc thanh tra chuyên ngành nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân năm 2021. Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo pháp luật, cũng như nâng cao nhận thức và ý thức của Nhân dân trong lựa chọn, bảo quản, chế biến, tiêu dùng thực phẩm an toàn. Chi cục thường xuyên tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. 


         Đến 6 tháng đầu năm 2021, Chi cục đã triển khai 05 cuộc thanh tra chuyên ngành tại 48 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông - thủy sản, xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm 62,5 triệu đồng. 
         Những hành vi vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cơ sở có thiết lập và áp dụng hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) nhưng không đầy đủ theo quy định trong sản xuất nước mắm; sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang theo quy định; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để chế biến thực phẩm; sơ chế, chế biến thực phẩm mà không có các quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm cuối cùng; không có quy định nội bộ về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. 
         Chi cục đã ban hành 05 kết luận thanh tra, 10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 tổ chức và 09 cá nhân trên tổng số tiền xử phạt là 62,5 triệu đồng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 
         Chi cục yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu quá thời hạn không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Đến nay, 10/10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã hoàn thành việc nộp tiền phạt và tiến hành biện pháp khắc phục hậu quả đúng quy định pháp luật. 

                                                                                                             - Nguyễn Thị Huyền -

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang